Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

Những bí quyết chọn linh kê

Chào anh em, hôm nay mình sẽ gửi tới anh em mẹo và bí quyết chọn cho mình một chú gà đá xuất săc, hay còn gọi Linh Kê


I. Một số dấu hiệu phân biệt
1. Lão thần đồng : Gà có cái đầu rất già nhưng thân hình thì lại rất tơ.
2. Gà tử mị trường : Gà này ra trường thụt đâu, thụt cổ đứng củ rủ, mặt tái nhợt.
3. Lục đinh: Gà 6 cựa.
4. Gà độc long: chỉ có 1 mắt từ khi sinh ra.
5. Gà song sinh : Một trứng nở 2 con.
6. Gà hắc thiệt : Gà lưỡi đen hoặc có bớt đen hay xanh.
7. Gà lưỡng thiệt : Lưỡi chẻ đôi.
8. Gà ma : Là gà ít chịu đá con nào nhưng nếu chịu đá là thắng.
9. Gà trữ thực tả : Gà có bầu diều nằm bên trái.
10 Gà túc : Đụng đến gà này là nó túc liên tục, còn gọi là gà kêu con. chân có 2 màu khác nhau.
11. Gà ngọc: ban đêm gáy trong miệng phát ra ánh sáng.
12. Gà tử mị: Ban đêm ngủ duỗi cánh, duỗi đầu như chết
13. Móng rồng: Đôi ngón nội cong vào giữa, còn gọi là “bán nguyệt nội”, nếu được vảy xếp nhô lên, cạnh sắc bén từ ngón đến quản thì càng tốt, gọi là “vảy rồng”
 14. Mị khuất : Ban đêm gà ngủ tướng rất thảm thiết, đáng thương, cứ bỏ đầu vào cánh lại rớt ra, mỏ chống xuống đất.
15. Đoản thiệt: lưỡi thụt sâu vào trong hoặc không có lưỡi (gà lưỡi rùa). Miệng gà này có mùi hôi thối.
16 Lưỡng hậu : Gà có 2 phao câu hoặc 2 bình dầu.
17. Gà lông thép : Lông quăn và cứng (giống như cọng thép nhỏ)
18. Gà lông tượng : Lông đuôi và cánh có cái gần giống lông nhím.
 19. Giáp cần: Gà có vảy lớn ở cần cổ.
20. Địa giáp (vảy dép) : Gà có 1 vảy lớn dưới chậu.
21. 1 cựa trắng, 1 cửa đen hoặc gà ô chân trắng cựa đen hoặc ô chân vàng, cựa đen, mỏ đen.
22. Cuồng kê: gà có đôi mắt lửa, tròng đen là xanh, đôi mắt đổi màu tuỳ lúc.
23. Thư hùng kê: 1 chân trắng, 1 chân đen hay 1 chân vàng, 1 chân xanh ... Tóm lại là mỗi chân 1 màu khác nhau.
24. lắc mặt : Lúc nào đầu gà cũng lắc cũng rảy
25. Né lồng : Gà hay né tất cả những gì khi nó đi ngang qua, nếu úp trong bội thì né bội.
26. Gà nhím: Khi ngủ lông dựng lên như lông nhím.
27 Gà cò : Gà ngủ đứng bằng 1 chân
28. Quái kê : Gà ngủ, 1 mắt nhắm, 1 mắt mở
29. Gà nước ròng: Gà chỉ trổ tài vào lúc thủy triều lên.
29. Gà sinh thế: Gà này khi đá, tự nó sinh ra những thế độc địa, tuỳ theo lối đá của đối thủ mà có biến đổi thế đá của mình.
30. Gà lưỡng nhãn : 1 Mắt trắng 1 mắt đen (giống y như bị đui)
31. Giáp thiệt: Gà có móng trong lưỡi
32. Gà có móng trên mòng.
33. Nửa mình có màu này, Nửa mình màu khác (phân chia ràng)
34. Có 1 số gà bị dị tật nhưng lại đá rất hay. Ngoài ra còn những con gà rất lạ, rất hiếm (nghe dân đá gà kể lại): Gà tử mị dơi: Khi ngủ trên cây thì treo mình như con dơi. Gà có mụt ruồi, trên mụt ruồi có lông như tóc quăn.



II. Lưỡng dực trường tồn Đôi cánh gà nòi là bộ phận làm thăng bằng thân mình khi bị thất thế, bay có cao, nạp có mạnh, chống đỡ có giỏi cũng là nhờ đôi cánh.

 + Cánh dài phủ phao câu, gọn ghẽ là tốt.
+ Cánh ngắn thả thong, không ôm sát thân là xấu, gà đá yếu dễ té.
+ Lông xếp thưa và mỏng, con gà yếu sức. + Lựa lông cánh xếp nhiều hàng, lông cứng cáp, dày dặn là tốt.
+ Gà ô, cánh điểm một lông trắng là tốt, đúng cách.
+ Đầu cánh có một chấm nhỏ như móng, như cựa, gọi là “cựa cánh”, thường đôi khi vì đá quá nhiều mà gãy mất.
+ Nếu cựa ấy dài ra như một cái lông nhím, đó là gà “quý tướng” (lông voi), được coi như “linh kê”. Bình thường lông này xếp kín không nôm thấy.
+ Cánh gà thả xệ xuống hai bên, để phơi hông ra ngoài quá nhiều là không tốt. Trái lại, cánh phải kéo lên, gồm sát thân mình úp vào lưng như vỏ con trai, con sò, nếu xệ xuống gọi là gà “cánh giả”, hoặc “áo tơi”, không tốt. Khi nâng cánh gà xem, phải thấy rõ từng bắp thịt nổi lên cuồn cuộn to, hai bắp thịt sát thân tròn và to mới hay, gọi ấy là “trái chanh”, gà sẽ giật cánh mạnh, cứng, không cho ta xem. + Nâng cánh gà xem, gà cứ để tự nhiên muốn làm gì thì làm hoặc kéo lại một cách yếu ớt, là cánh xấu, yếu.
+ Đôi cánh gà che kín hết mu lưng, chỉ trừ khoảng nhỏ, rất hẹp ở giữa phía trên và rộng hơn ở phía lưng, như thế gà đá cao, quăng giỏi, tạt giỏi, cựa đâm khéo.
+ Hai lông ngoài đầu cánh khép kín vào hông và cong lên lưng ở mặt trong là tốt
+ Hai lưng cánh bằng phẳng là tốt, trái lại đầu cánh ở hai vai phải gồ cao lên, so vai, ấy mới đúng hơn và quý.
+ Nếu hai đầu cánh ở hai vai thả bằng xuống để thấy thân gà hơi tròn là xấu, yếu.
+ Xem lông cánh có thể đoán biết tuổi gà khá rõ: Khi được 6 tháng, lông cánh đã mọc đầy đủ, ta xòe ra như cây quạt thấy rõ đầy đủ lông cánh chia làm hai nhóm, đếm từ ngoài vào, ta đếm được mười lông lớn, dùng để bay, phía trong tại bắp ta gà có mười lông tay, đầu lông tròn cong. Giữa hai khóm lông này, tại cườm tay gà có một lông nhỏ, đầu nhọn, thấp, phân ranh giới hai khóm lông nói trên, được gọi là “lông trục”.

Gà được sáu tháng trở lên, đến mùa thay lông, vào độ tháng tám đến tháng mười, có một lông mới mọc thêm gần “lông trục”, được gọi là lông chỉ tuổi, lông này đầu tròn và mãi đến mười hai tháng sau, nghĩa là đến kỳ thay lông thứ nhì, cũng chưa lên cao bằng lông để bay. Như vậy khi xòa cánh ra, ta thấy giữa hai nhóm lông bay và lông tay có một lông thấp hơn mọc gần “lông trục”, ta đoán gà trên dưới một tuổi. Nếu chân lông này mềm, ruột còn tủy và máu, là gà tuổi từ 3 đến 12 tháng.

Nếu chân lông già thì gà trên một năm. Qua kỳ thay lông thứ nhì (một năm sau kỳ thay lông trước), một lông mới thứ hai được mọc lên nữa, nếu lông thứ nhì non, gà 18 đến 20 tháng, nếu lông già, gà đã trên dưới hai mươi tuổi, có nghĩa ta thấy mấy lông chỉ tuổi là gà ấy bấy nhiêu tuổi. + Gặp gà ngũ sắc có năm màu, thì đôi cánh thường thường đếm được 18 chấm như sao mới đúng

Những bí quyết chọn linh kê Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

0 nhận xét:

Đăng nhận xét